JustPaste.it

Giám sát công trình

Giám sát công trình xây dựng, chia sẻ kinh nghiệm giám sát thi công từ A-Z

 

 

 

giám sát công trình
13
Th1

Giám sát công trình thi công xây dựng luôn là đề tài tìm kiếm nhiều nhất trong ngành xây dựng, các bạn chuyên ngành xây dựng tìm kiếm để bổ sung vào những kinh nghiệm thiếu sót bản thân, Chủ đầu tư tìm hiểu để nắm bắt áp dụng vào công trình của riêng mình.

Kinh nghiệm Giám sát công trình thi công xây dựng không thể không nhắc đến các bạn sinh viên chuyên ngành xây dựng mới ra trường quan tâm, tìm kiếm để bổ sung kiến thức thực tiễn ngành nghề xây dựng.

Hiện nay kinh nghiệm giám sát công trình thi công xây dựng có nhiều nguồn chia sẻ như trên các trang mạng, diễn đàn… nhưng tất cả đều là những thông tin rời rạc và không được chia sẻ một cách tổng hợp. Đồng thời nội dung chia sẻ đó đôi khi chỉ là sao chép rồi chia sẻ lại chứ không phải là kinh nghiệm thực tế bản thân tác giả đó viết ra từ kinh nghiệm thực tiễn.

Để bạn đọc có được một quy trình giám sát công trình thi công bài bản tham khảo, tôi sẽ viết bài chia sẻ với các bạn đọc có nhu cầu quan tâm đến quy trình giám sát công trình. Một bài viết kinh nghiệm do tôi tự viết ra sau thời gian làm việc thực tiễn. Các bạn cùng tiếp tục tham khảo bài viết nhé!

(Để nắm bắt thêm nội dung tư vấn giám sát phải thực hiện là gì? Thông tin áp dụng kiểm tra để phê duyệt biện pháp thi công xây dựng gồm nội dung và cách thức như thế nào? Hãy tham khảo thêm và download luật xây dựng 2014 tại đây!)

I. Phần 1: Giám sát công trình xây dựng phần thô.

I.I Nội dung giám sát công trình chính cần lưu ý:

1. Giám sát công trình thi công trắc đạt:

   + Cán bộ giám sát công trình phải trực tiếp triển khai việc thực hiện công tác trắc đạt và tổ chức kiểm tra lại định vị công trình trong phạm vi khu đất đúng theo mặt bằng bản vẽ thiết thiết kế không. Lưu ý bản vẽ phải là bản vẽ sau cùng, bản vẽ được phê duyệt.

   + Phải trực tiếp triển khai thực hiện và kiểm tra việc lập hệ lưới khống chế tim trục chính, tim trục phụ các khu vực thi công theo đúng theo bản vẽ thiết kế. Nếu phát hiện ra sai sót thì phải báo về thiết kế để có phương án xử lý tiếp theo.

   + Cán bộ giám sát thi công công trình phải trực tiếp triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc lập lưới cao độ mặt bằng hiện trạng, xem xét, phân tích cao độ hiện trạng, cao độ nền, cao độ đường… so với cao độ hoàn thiện theo bản vẽ thiết kế.

   + Cùng các bên liên quan bàn giao mặt bằng, tim mốc, cao độ công trình.

   + Triển khai thực hiện và kiểm tra giám, sát việc trắc đạt theo chiều cao để khống chế sai số theo phương thẳng đứng trong quá trình thi công. ( giai đoạn lên từng tầng). Hiên nay cán bộ giám sát trực tiếp trên công trường thường không để ý giám sát, không kiểm tra và để nhà thầu ,thầu phụ, đội tự triển khai dẫn đến khi phát hiện sai sót  thì lúc đó công trình đã đi vào hoàn thiện.

   + Cán bộ giám sát thi công công trình kiểm tra hoàn công kích thước, vị trí, cao độ của các cấu kiện sau khi đã thi công xong. Không nên để công tác sau triển khai mà công tác trước chưa được kiểm tra.

   + Phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ công tác giám sát trắc đạt công trình hiện nay phổ biến nhất ở VN vẫn là các loại máy toàn đạt, máy thủy bình, máy laze, và thước đo thủ công…

Tham khảo thêm dịch vụ xây nhà trọn gói tại tphcm của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ giá thi công nhà khung thép của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ sua nha gia re của chúng tôi.

 

Tham khảo thêm dịch vụ thi cong alu trang trí nội ngoại thất của chúng tôi

2. Giám sát công trình thi công ép cọc:

   + Cán bộ giám sát công trình triển khai thực hiện và kiểm tra hệ lưới tim cọc đã định vị trên mặt bằng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt trước khi tiến hành ép cọc. Hiện nay có rất nhiều giám sát trực tiếp tại công trình để cho nhà thầu, tổ đội tự thực hiện xong rồi mới tiến hành kiểm tra trong lúc làm móng, điều này rất dễ hiểu là khi phát hiện sai sót, cọc lệch tim, lệch trục có xử lý sửa chữa lại được không?

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra hình dạng, kích thước, bề mặt, mác bê tông cọc, chứng chỉ xuất xưởng cọc nhập về công trường… Hiện nay cọc nhập về công trường với đầy đủ chứng chỉ xuất xưởng sẽ phải thêm một khoảng chi phí cao, nên việc kiểm chứng chỉ xuất xưởng cũng cần cân nhắc lại có nên lấy cọc có chứng chỉ xuất xưởng không.

      Nếu không có chứng chỉ xuất xưởng thì cọc phải đảm bảo đúng cấu tạo thép, đúng mác bê tông, đúng kích thước, bề mặt đảm bảo toàn diện…

      Vậy làm để kiểm tra? Phần thép thì có thể ép xong cọc thử rồi đập đầu cọc kiểm tra, phần kích thước thì dùng thước tất ok rồi, phần mác bê tông thì dùng súng bắn mác kiểm tra mác bê tông. 

   + Trước khi tiến hành ép cọc cán bộ giám sát phải kiểm tra đối trọng nhà thầu nhập về công trường đủ để ép đạt được tải trọng thiết kế hay không. Kiểm tra giấy kiểm định dàn ép, đồng hồ áp để đảm bảo dàn ép vẫn hoạt động bình thường.

   + Trong quá trình hạ cọc, cán bộ giám sát ép cọc tại công trình ghi chép đầy đủ nhật ký hạ cọc.

   + Trong quá trình hạ cọc, phải giám sát thiết bị đồng hồ đo áp của nhà thầu để quyết định thời điểm đạt được lực ép thiết kế và tiến hành dừng ép.  

   + Trong quá trình hạ cọc, giám sát công trình kiểm tra độ nghiêng cọc và xử lý khắc phục.

   + Trong trường hợp địa chất giả định, nên triển khai nhà thầu ép thử cọc trước khi nhập cọc và ép đại trà.

   + Khi ép cọc biên tiếp giáp nhà dân, cán bộ giám sát công trình kiểm tra tính toán khả năng có thể sảy ra nứt tường nhà bên cạnh, trường hợp mật độ cọc cao thì khả năng trồi đất nền khu vực nhà bên cạnh.

   + Cán bộ giám sát công trình  theo dõi xử lý các sự cố như cọc ép đạt được chiều dài thiết kế nhưng chưa đạt được lực ép Pmin, hay cọc ép đạt được lực ép Pmax nhưng chưa đạt được chiều dài thiết kế. Các trường hợp quan trọng có thể báo thiết kế để có hướng xử lý trước khi tiến hành làm móng.

3. Giám sát công trình thi công đất:

   + Cán bộ giám sát công trình tính toán, xem xét, lên phương án trường hợp chống sạc lở đất hố móng, sạc lở đất nền nhà dân bên cạnh trước khi thi công và bám sát theo dõi kỹ trong quá trình thi công.

   + Các công trình ở những vị trí thấp, thời điểm có mưa Cán bộ giám sát thi công đât tại công trình phải tính toán, xem xét, lên phương án thi xử lý nước đáy hố móng.

  + Giám sát công trình tính toán, xem xét, lên phương án thi công đào đất, lấp đất bằng máy hay thủ công để tiết kiệm chi phí thi công nhất có thể, đồng thời đảm bảo tiến độ thi công tổng thể dự án.

  + Tính toán, xem xét, lên phương án xử lý lượng đất đào khi mặt bằng thi công hạn chế.

  + Xem xét lựa chọn phương án Đầm đất đáy hố móng: Đầm xe lu, đầm cóc, đầm tay…

  + Cán bộ giám sát công trình phải có phương pháp kiểm tra chiều sâu đáy hố móng theo mốc cao độ chuẩn đã được lập có thể bằng máy toàn đạt, máy thủy bình, máy laze, dây cân nước… Mốc cao độ chuẩn là mốc được bàn giao ban đầu lúc nhận mặt bằng, có ký biên bản giao nhận tim móc giữa đại diện các bên.

  + Phải có phương pháp kiểm tra kích thước đáy hố móng. Có thể đóng giá ngựa, căng nhợ tim trục chính, tim trục phụ, thả dọi ( laze) đo xác định kích thước. Không được án chừng vị trí tim móng rồi đo dài, đo rộng cho xong.

Tham khảo thêm dịch vụ xây nhà trọn gói tại tphcm của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ giá thi công nhà khung thép của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ sua nha gia re của chúng tôi.

 

Tham khảo thêm dịch vụ thi cong alu trang trí nội ngoại thất của chúng tôi

4. Giám sát công trình thi công cốp pha:

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra dự toán sử dụng cốp pha loại gì cho từng cấu kiện, khối lượng… Nếu không quy định trong dự toán thì phải tự lên phương án đảm bảo đã chọn được phương án tốt nhất và tiết kiệm trong thi công.

   + Trực tiếp triển khai mực thi công cốp pha móng, đà kiềng… Mực cần được búng rõ lên lớp bê tông lót trước khi triển khai coppha.

   + Cán bộ giám sát thi công cốp pha công trình triển khai mực thi công cốp pha cột. Cần phải búng mực định vị cột rõ lên nền sàn trước khi thi công coppha cột.

   + Triển khai mực thi công cốp pha dầm, sàn. Búng mực tim trục lên đầu cột bê tông.

   + Búng mực lưới tim trục chính, phụ lên sàn bê tông trước khi khi tiếp tục lên cốp pha tầng tiếp theo.

   + Sau khi lắp dựng cốp pha cột xong, cán bộ giám sát cốp pha phải xác định cao độ đổ bê tông cột lên ván khuôn cột. Tránh tình trạng để nhà thầu tổ đội tự triển khai rồi không nắm đúng sai, không kiểm tra.

   + Giám sát công trình kiểm tra hình dạng, kích thước, tiết diện, vị trí cốp pha đã thi công đã đúng theo bản vẽ thiết kế chưa, có bị phình, bị võng…hay không, độ kín khít cốp pha để chuẩn bị cho công tác đổ bê tông.

   + Kiểm tra các cấu kiện cốp pha cột, dầm, móng…có đảm bảo khả năng chịu tải trọng khi đổ bê tông, tránh trường hợp trong lúc đổ bê tông bị bung, bị phình… cốp pha.

   + Cán bộ giám sát công trình phải có phương án thi công cốp pha sàn bao gồm loại cốp pha, loại cây chống, phương án chống, mật độ cây chống, lót chân, để đảm bảo khi đổ bê tông không sảy ra sư cố. Công trình khi sảy ra sự cố coppha sàn thì đa phần là thiệt hại lớn.

   + Kiểm tra độ nghiêng cốp pha cột, vách và độ ổn định các thanh chống, thanh giằng…

   + Có phương pháp kiểm tra độ phẳng cốp pha sàn… Tránh trường hợp sau này hoàn thiện cán nền mới phát hiện nền bê tông đã đổ bị dốc, bị võng…

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra thời gian tiến hành tháo cốp pha cho các kết cấu chịu lực( Lưu ý cốp pha sàn không tháo tầng kế tầng chưa đổ ). Cần phải đảm bảo bê tông đủ cường độ theo tiêu chuẩn áp dụng trước khi tháo coppha chứ không phải để nhà thầu, tổ đội tự sắp thời gian tháo.

5. Giám sát công trình thi công cốt thép trong bê tông:

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra Co, Cq thép nhập về công trường đúng theo báo giá, quyết định phê duyệt spec vật liệu CĐT không.

   + Cán bộ giám sát cốt thép công trình kiểm tra độ sạch, độ nguyên vẹn cốt thép nhập về công trường.                          

   + Có phương án bố trí kho bãi khi thép nhập về công trường và thép sau khi gia công. 

   + Kiểm tra số lượng thép lắp đặt trên cấu kiện có đúng theo bản vẽ thiết kế. Vẫn nên phải là người ra detail thép vì tổ đội, thợ thầy nhiều khi họ ra detail theo kinh nghiệm của họ, dẫn đến không đúng bản vẽ thiết kế lại tốn công, tốn thép và tốn thời gian chỉnh sửa…                    

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra chiều dài thép trên cấu kiện có đúng theo bản vẽ thiết kế không, các thép bố trí chịu moment đảm bảo đúng chiều dài theo tiêu chuẩn áp dụng. Lưu ý đôi khi bản vẽ thiết kế vẫn có sai sót, khi phát hiện sai sót trên bản vẽ cần báo về thiết kế và lên phương án điều chỉnh trước khi thi công.                           

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra tiết diện thép trên cấu kiện có đúng theo bản vẽ thiết kế. Trường hợp dùng thép giảm tiết diện, tăng số lượng thì phải được sự cho phép phía đại diện CĐT và đảm bảo diện tích cốt thép qua mặt cắt cấu kiện không nhỏ hơn và đảm bảo theo tiêu chuẩn áp dụng.                              

   + Kiểm tra kích thước lồng thép đúng theo bản vẽ thiết kế.                           

   + Giám sát công trình kiểm tra các đoạn neo thép ( đoạn giò gà), vị trí các khớp nối như dầm với cột, cột với móng… đảm bảo đủ chiều nối thép theo tiêu chuẩn áp dụng.

   + Kiểm tra các vị trí nối thép cột, dầm… đảm đủ chiều dài nối thép theo tiêu chuẩn áp dụng và tại một mặt cắt không quá 50% số lượng thép nối.

   +Kiểm tra các cấu kiện bô thép phải thẳng hàng, không cong vênh, khoảng cách các cây thép đảm bảo đúng bản vẽ, đúng theo tiêu chuẩn áp dụng…

   + Kiểm tra khoảng cách con kê, gối kê, chiều cao con kê cho các cấu kiện thép dầm, sàn… theo tiêu chuẩn áp dụng và bản vẽ thiết kế.

   + Cán bộ giám sát công trình phải nắm và kiểm tra lớp thép nào nằm trên, lớp thép nào nằm dưới…đúng theo tiêu chuẩn áp dụng cho trường hợp bản vẽ không thể hiện mặt cắt thép qua cấu kiện, chỉ ghi chú chung số lượng và khoản cách.

   + Kiểm tra thép mũ ô sàn vị trí góc giao, thép theo phương chịu lực bố trí đầy đủ trên bước nhịp sàn. Không được bố trí tự tiện một cách không xác định…

Tham khảo thêm dịch vụ xây nhà trọn gói tại tphcm của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ giá thi công nhà khung thép của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ sua nha gia re của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ thi cong alu trang trí nội ngoại thất của chúng tôi

6. Giám sát công trình thi công đổ bê tông:

   + Cán bộ giám sát công trình tính toán, xem xét, lên phương án bê tông trộn tại chỗ hay bê tông thương phẩm để phù hợp với vị trí công trình, thời gian và tiết kiệm chi phí.

   + Tính toán lượng cốt liệu cho bê tông trộn tại chỗ hay số lượng m3 bê tông thương phẩm để bố trí ca trộn hay ca bơm cho phù hợp. Tránh tình trạng thiếu hụt cốt liệu, thiếu hụt bê tông phải chờ đợi cấp thêm và chất lượng bê tông tại vị trí mạch chờ quá thời gian cho phép.

   + Cán bộ giám sát công trình cùng nhà thầu, tổ đội phân tích tỉ lệ thùng cát, đá, bao xi măng, nước theo mác thiết kế dựa vào định mức cấp phối và theo dõi giám sát quá trình trộn bê tông nhà thầu, tổ đội. Tránh tình trạng cứ để nhà thầu tổ độ tự quyết.

   + Giám sát công trình kiểm tra chất lượng cốt liệu đá, cát, xi măng nhập về đổ bê tông, kiểm tra nước dùng để trộn bê tông. Cát loại gì, có lẫn tạp chất hay không, xi măng đa dụng hay xây tô, đá loại gì có lẫn tạp chất không… Trường hợp bê tông thương phẩm phải kiểm tra phiếu xuất kho, kiểm tra độ sụt, lưu tổ mẫu…

   + Nghiêm thu cốt thép, cốt pha, vệ sinh sàn trước khi đổ bê tông.

   + Chuẩn bị phương án bao che cho trường hợp thời tiết thay đổi bất thường chuyển mưa. Có thể xem xét phương án dùng bạc bao che nhưng phải có phương án che như thế nào… Tránh tình trạng chủ quan thấy trời hổm nay nắng, sáng nay nắng nên chắc không vấn đề gì…

   + Cán bộ giám sát công trình họp nhà thầu, tổ đội về công tác chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư chuẩn bị cho công tác đổ bê tông. Tránh tình trạng thi công hư máy đầm dùi, thi công thiếu người cào bê tông, thiếu người làm mặt…

   + Đầm bê tông khi đổ bê tông cột, vách, dầm, sàn phải sử dụng đầm dùi đúng công suất để đầm. Tránh tình trạng dùng thanh thép sọc xuống hoặc gõ thành thành coppha hoặc có khi là không đầm.

   + Cán bộ giám sát công trình cần phải nắm khi đổ bê tông vách, cột cần phải khống chế cao độ đổ <=1.5m tránh phân tầng bê tông. Tránh tình trạng đổ bê tông từ cao độ đầu cột xả xuống.

   + Giám sát túc trực kiểm tra liên tục trên sàn và cả dưới sàn trong quá trình đổ bê tông dầm sàn. Khi phát hiện sự cố phải tiến hành khắc phục kịp thời hoặc thợ thầy đổ bê tông thiếu sót đầm, không chỉnh thép bung thì nhắc nhở xử lý liền…

   + Cán bộ giám sát công trình hướng dẫn nhà thầu, tổ đội hạn chế mạch ngừng trong quá trình đổ bê tông, nếu có mạch ngừng nên bố trí vào những vị trí có lực cắt và moment nhỏ, khi đổ tiếp bê tông phải tưới nước xi măng mạch ngừng cho trường hợp chưa đông kết hay dung sika xử lý mạch ngừng trước khi đổ bê tông tiếp theo cho trường hợp bê tông đã đông kết. ( quá thời gian)

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra công tác làm mặt bê tông dầm, sàn cho bề mặt chưa hoàn thiện, đảm bảo độ phẳng tương đối. Nếu bề mặt bê tông hoàn thiện thì giám sát kỹ công tác xoa nền, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bề mặt đạt tiêu chuẩn, yêu cầu quy định.

   + Bê tông cho các vị trí sê nô, sàn âm wc, sàn âm mái sau khoảng 4 giờ nên thực hiện công tác ngâm nước xi măng để tăng khả năng chống thấm của bê tông sàn.

      Quy trình chống thấm sàn giai đoạn sau vẫn phải tiến hành đầy đủ, việc ngâm nước xi măng chỉ là công tác bổ sung để đảm bảo an toàn nhất có thể. Có cũng có một số các bạn sẽ nghĩ rằng tại sao phải làm vậy để tốn thêm công đoạn ngâm? Nhưng không, thực tế việc ngâm nước xi măng cho bê tông rất tốt cho việc đông kết bê tông, nước xi măng sẽ len lõi vào các khe bê tông tạo chống thấm rất hiệu quả.

   + Cán bộ giám sát công trình triển khai công tác bảo dưỡng bê tông sau khi đổ. Có thể sử dụng biện pháp tưới nước, đắp bao tưới nước cho trường hợp bê tông hàm lượng phụ gia cao. Lưu ý công tác bảo dưỡng bê tông rất quan trọng nên bắt buộc phải triển khai thực hiện đúng quy trình.

7. Giám sát công trình thi công xây tường:

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra chất lượng, chủng loại vật liệu gạch xây, cát xây, xi măng đúng theo báo giá, spec vật liệu CĐT đã duyệt.

   + Giám sát công trình phổ biến cấp phối trộn vữa phục vụ công tác xây đúng mác vữa quy định. Phải có bảng cấp phối trộn theo tỉ lệ tại vị trí bãi trộn. Việc đổ cốt liệu vào cối trộn phải có dụng cụ đong đếm, tránh tình trạng nhà thầu, tổ đội xúc bằng xẻng đổ vào máy trộn theo dõi tỉ lệ bằng mắt, hoặc không theo dõi.           

   + Cán bộ giám sát công trình triển khai công tác búng mực lên nền sàn để chuẩn bị xây tường, đảm bảo các vách tường trên mặt bằng bố trí đúng theo bản vẽ thiết kế phê duyệt.

      Tránh tình trạng để nhà thầu, tổ đội tự triển khai, thi công xây tường xong mới đi đo kiểm tra, hoặc khi lát gạch mất ke, thiếu kích thước mới phát hiện tường đã xây sai lệch vị trí. Việc búng mực xây tường nên có tính toán đến các trường hợp gạch ốp lát hoàn thiện.

   + Cán bộ giám sát công trình triển khai thi công lớp gạch xây đầu tiên tiếp giáp kết cấu phải được vệ sinh, tưới nước và trét hồ dầu rồi tiến hành xây.

   + Xử lý chân tường cho các vách tường tiếp giáp trực tiếp môi trường ngoài, tiếp giáp với khu vực có nước phải xây tối thiểu 3 đến 5 hàng gạch đinh, hoặc đổ cốp bê tông chân tường cao khoảng 100-150mm. Tránh tình trạng vẫn cứ để gạch ống xây lên sau này việc thấm chân tường sảy ra là khả rất năng cao.

Giám sát thi công xây tường

   + Kiểm tra chiều dày mạch vữa trong phạm vi quy định cho phép, khối xây không trùng mạch.

   + Cán bộ giám sát xây tường  tại công trình kiểm tra độ phẳng theo phương đứng và phương ngang, góc xây vuông ke và có câu mỏ gạch.  

   + Kiểm tra các vị trí cạnh tường xây tiếp giáp với bê tông phải có chờ sắt râu với khoảng cách quy định. Sắt râu trong quá trình ghép coppha, cốp thép phải xác định vị trí và đặt vào trước khi đổ bê tông. Khoảng cách thép râu tường khoảng @(500-600)mm

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra các vị trí tường xây tiếp giáp tường xây gạch cũ hiện trạng phải băm tường, đục câu gạch, vệ sinh, tưới nước, trét hồ dầu tiến rồi mới hành xây. Trường hợp tiếp xúc bê tông thì phải vệ sinh, khoan cấy sắt râu, tưới nước, trét hồ dầu rồi mới tiến hành xây. Nếu không chú ý xử lý kỹ các vị trí này thì sau này chắc chắn sẽ xuất hiện vết nứt.

      Việc khoan cấy thép râu nên sử dụng hóa chất khoan cấy có thể là sika 732 hoặc ramset… Khoan cấy mà không sử dụng hóa chất thì thực sự cũng không có tác dụng bao nhiêu.

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra bố trí bổ trụ cho các mảng tường có chiều dài lớn. Đối với tường dày 100mm, dài lớn hơn 4m và tường dày 200mm dài lớn hơn 6m. Tránh tình trạng thấy bản vẽ không thể hiện thì thôi bố trí làm gì.

   + Kiểm tra bố trí giằng đầu tường cho các mảng tường lớn, mảng tường cao có đầu tường không tiếp xúc với dầm sàn. 

   + Các mảng tường tường hộp gen nên xây lên đụng đến trần, đụng đến đà bê tông để đảm bảo ổn định tường, đồng thời đảm bảo hộp gen được kín khít tránh sau này xuất hiện mùi hôi từ hộp gen do ẩm mốc.

   + Cán bộ giám sát công trình phổ biến xây tường các vị trí lỗ cửa cần phải có tối thiểu lớp gạch đinh chèn vào cạnh cửa, hoặc đổ bê tông cạnh cửa, bê tông vị trí bản lề, nhằm đảm bảo sau này liên kết cửa vào tường chắc chắn và bền vững.

   + Cán bộ giám sát công trình phổ biến bảo dưỡng công tác tường xây sau khi xây xong. Nên tưới nước bảo dưỡng liên tục tối thiểu 3 ngày sau khi xây. Trường hợp trời mưa liên tục thì các bạn không cần phải tưới nước nữa nhé!

8. Giám sát công trình thi công tô trát:

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra chất lượng, chủng loại vật liệu cát tô, xi măng đúng theo báo giá, spec vật liệu CĐT đã phê duyệt. 

   + Phổ biến cấp phối vữa trộn phục vụ công tác tô đúng mác vữa quy định, định mức… Phần này cũng giống vữa cho công tác xây tường, phải có bảng cấp phối trộn theo tỉ lệ tại vị trí bãi trộn. Việc đổ cốt liệu vào cối trộn phải có dụng cụ đong đếm, tránh tình trạng nhà thầu, tổ đội xúc bằng xẻng đổ vào máy trộn theo dõi tỉ lệ bằng mắt, hoặc không theo dõi.

   + Cán bộ giám sát công trình triển khai ghém mốc trước khi tô, khoảng cách các cục ghém mốc đảm bảo nằm trong khoảng chiều dài thước tầm, mặt các mốc ghém nằm trong mặt phẳng. Tránh tình trạng không ghém mốc hoặc không để ý, đến khi hoàn thiện lắp đăt thiết bị hoặc ốp lát mới phát hiện tường bị tô ngã, tô không phẳng…

   + Triển khai công tác ghém mốc cho tường vệ sinh có ốp lát gạch các mặt phẳng mốc ghém phải tuyệt đối vuông ke, phải tính toán đến độ dày viên gạch ốp tường, tính toán điểm chuẩn lát gạch và gạch chẳn lẻ khi ốp lát sau này ốp lát. Các bạn nên lưu ý kỹ vấn đề này nhé!

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra tường xây đã đi hệ thống ống, dây… âm tường đầy đủ trước khi tiến hành tô tường. Tránh tình trạng bản vẽ chưa có nên kệ tô trát rồi tính sau.

   + Phổ biến và kiểm tra bề mặt tường xây trước khi tô trát đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ, tưới nước tạo ẩm trước khi tô trát.    

   + Cán bộ giám sát công trình phổ biến nhà thầu, tổ đội thực hiện sàn lọc cát vàng trước khi tô trát, để loại bỏ được tạp chất, rác, mạc gỗ… Tránh tình trạng có suy nghĩ vật liệu cát nhập về đợt này sạch quá rồi không cần sàn lọc làm gì.

   + Cán bộ giám sát công trình chú ý các vị trí đục tường đi các hệ thống đường ống, dây âm tường và các vị trí tiếp giáp bê tông, nên đóng lưới mắt cáo chống nứt. Việc chủ quan sau này tường sẽ xuất hiện các vết nứt gây rất mất thẩm mỹ.

   + Giám sát công trình kiểm tra độ phẳng tường, độ thẳng tường, các cạnh góc vuông sắc nét, chỉ ron thẳng đều. Chân tường có len gỗ, len dạng thanh tuyệt đối kiểm kỹ để khi bắn len vào sẽ không bị lượng, hở tường nhìn rất mất thẩm mỹ.

   + Triển khai tô tường qua vị trí các kết cấu bê tông nên tiến hành trét hồ dầu lên bề mặt kết cấu bê tông để tạo độ bám dính vữa tô.

   + Giám sát tô trát tường cần chú ý tường tô cho công tác sơn nên dùng chổi bông cỏ quét qua để loại bỏ những hạt cát bám trên bề mặt. Hạn chế sau này phải dùng mũ trét sơn nước sủi tường trước khi trét bột…

   + Chú ý tường tô cho công tác ốp gạch đá dùng chổi dừa quét bề mặt tạo độ nhám bám dính ốp lát. Hoặc có thể sử dụng phương pháp tạo nhám tăng độ bám dính khác.

   + Cán bộ giám sát công trình chú ý tường sau khi tô cần phải tưới nước bảo dưỡng thường xuyên. Tưới nước tối thiểu 3 ngày để bảo dưỡng.

Tham khảo thêm dịch vụ xây nhà trọn gói tại tphcm của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ giá thi công nhà khung thép của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ sua nha gia re của chúng tôi.

 

Tham khảo thêm dịch vụ thi cong alu trang trí nội ngoại thất của chúng tôi

9. Giám sát công trình thi công cán nền:

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra chất lượng, chủng loại vật liệu cát , xi măng đúng theo báo giá, spec vật liệu CĐT đã phê duyệt.

   + Phổ biến cấp phối vữa trộn phục vụ công tác cán nền đúng mác vữa quy định, định mức… Phần này cũng giống vữa cho công tác xây tường, phải có bảng cấp phối trộn theo tỉ lệ tại vị trí bãi trộn.

   + Có biên pháp trộn vữa phục vụ công tác cán nền một cách hợp lý, tránh vữa cán trộn không đều sảy ra dộp gạch khi đưa vào hoạt động. Trường hợp vữa cán để dán thảm thì cần phải lưu ý kỹ hơn nữa để đảm bảo sau này dán thảm sẽ bị bong tróc. Đối với sàn hoàn thiện dán thảm tốt nhất vẫn là cán bê tông đá mi, hoặc trộn vữa tăng cường phụ gia tăng cứng bề mặt.

   + Cán bộ giám sát cán nền kiểm tra lại cao độ hiện trạng toàn mặt bằng đảm bảo sẽ hoàn thiện được theo cao độ thiết kế.

      Trường hợp các sàn cải tạo có thể đơn vị đầu thi công bê tông không chú ý đến vấn đề cao độ lúc đổ bê tông dẫn đến sàn đã dốc, đến lúc mình vào cải tạo muốn sàn phải phẳng 1 cao độ có thể một số vị trí phải cán lên 50-150mm chiều dày vữa, dẫn đến hao phí vật tư, tăng tải trọng sàn… Nên cần phải báo về thiết kế hoặc Bên CĐT để có phương án xử lý đật cấp, chấp nhận dốc vị trí cục bộ…

      Dụng cụ kiểm tra cao độ có thể dùng máy toàn đạt, máy thủy bình, máy laze… Mình thì sử dụng máy thì bình cho ngoài ánh sáng nhiều và máy laze cho vị trí trong nhà. Máy thủy bình giá bán cũng rẻ và rất dễ sử dụng, gọn nhẹ khi mang theo công trình.                         

   + Giám sát công trình triển khai ghém mốc tất cả các khu vực cán nền, đảm bảo cao độ nền hoàn thiện đúng theo bản vẽ thiết kế. Tránh tình trạng để nhà thầu, tổ đội tự ghém mốc và cán nền xong mình mới kiểm tra. Như vậy lỡ phát hiện thiếu cao độ phải cán thêm lớp mỏng thì cũng đảm bảo liên kết, đục tỉa bề mặt hạ cao độ cũng không tốt và rất mất thời gian và công sức.

      Việc ghém mốc cán nền tính toán trừ chiều dày vật liệu thi công hoàn thiện trên bề mặt. Nên lúc chuẩn bị ghép mốc cán nền là giám sát công tác cán nền tại công trình phải nắm được độ dày vật liệu hoàn thiện tổng cộng là bao nhiêu? Từ đó từ cos cao độ chuẩn trừ đi chiều dày lớp vật liệu hoàn thiện để xác định cao độ cán nền.

   + Cán bộ giám sát công trình lưu ý việc ghém mốc cán nền cho khu vực sê nô, ban công, sàn mái có diện tích lớn, xem xét đến độ dốc, phân chia hướng dốc để giảm cao độ cán nền. Phần này thiết kế dự án ban đầu nên chú ý bố trí các vị trí ống thu, phễu thu một cách có tính toán khoa học.

   + Lưu ý bề mặt nền trước khi cán vữa phải đục tỉa, vệ sinh sạch sẽ các lớp bám dính nhằm để tạo độ bám dính tốt nhất giữa lớp vữa cán và lớp bê tông sàn.   

   + Cán bộ giám sát công trình phổ biến bề mặt trước khi cán nền tưới nước tạo ẩm, tưới lớp nước hồ dầu tạo liên kết rồi mới tiến hành cán vữa nền.

   + Chú ý sàn sau khi được cán xong nên kiểm tra lại lần nữa cao độ, độ dốc, độ phẳng bằng thiết bị chuyên dụng như máy thủy bình, máy laze…                                                

10. Giám sát công trình thi công chống thấm sàn:

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra vật liệu chống thấm đưa vào công trình đúng theo báo giá, spec vật liệu CĐT đã phê duyệt.

   + Kiểm tra và phân biệt được gốc vật liệu chống thấm để áp dụng chống thấm cho từng khu vực và từng điều kiện môi trường, khi bản vẽ hoặc spect vật liệ không chỉ định vật liệu chống thấm.

   + Kiểm tra bề mặt trước khi chống thấm phải được vệ sinh sạch sẽ. Công tác vệ sinh sạch sẽ bề mặt rất quan trọng trong quy trình chống thấm.

   + Cán bộ giám sát chống thấm công trình phổ biến cho nhà thầu, tổ đội thi công chống thấm đúng theo quy trình nhà sản xuất hướng dẫn. Việc sử dụng hóa chất chống thấm vẫn phải là theo quy trình chống thấm do nhà cung cấp phát hành, bởi vì các quy trình chống thấm đó đã được nhà sản xuất thử nghiệm nhiều rồi mới phát hành ra thị trường sản phẩm đó kèm quy trình thi công.

giám sát công trình chống thấm

   + Cán bộ giám sát chống thấm sàn lưu ý phổ biến nhà thầu, tổ đội thi công chống thấm xong nhất định phải tiến hành bước text nước kiểm tra. Thường chống thấm sàn thì nên text nước kiểm tra tối thiểu 24h.

   + Cán bộ giám sát công trình lưu ý bảo vệ lớp chống thấm. Nên cán nền bảo vệ ngay sau khi text nước đạt yêu cầu. Việc để bề mặt chống thấm tự do người qua lại, dẫm đạp lên bề mặt để thi công tác công tác khác sẽ làm trầy xướt lớp màn chống thấm.

      Ngày xưa mình đi làm có ông anh chia sẻ với mình lớp chống thấm cũng như mặc 1 cái áo mưa, khi cái áo mưa đó lủng một lỗ nhỏ, gặp mưa lớn thì chắc hẳn là phải bị ướt rồi. Nên lớp chống thấm cũng xem như lớp màn áo mưa phải bảo vệ kỹ bề mặt thật kỹ.

      Cũng có một số trường hợp hỏi tại sao text nước không phát hiện thấm mà giờ lót gạch xong lại bị thấm vậy nè…?

   +Cán bộ giám sát công trình lưu ý cách xác định nguyên nhân thấm công trình cải tạo sửa chữa thì biện pháp quan sát mắt thường và phối hợp text nước kiểm tra vẫn là biện pháp mình thấy khả thi nhất.

      Sau khi xác đinh nguyên nhân thấm thì giám sát thi công xây dựng công trình phải là người lựa chọn ra biện pháp thi công chống thấm tối ưu nhất, có tính toán và so sánh để đảm bảo vấn đề chi phí.

Tham khảo thêm dịch vụ xây nhà trọn gói tại tphcm của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ giá thi công nhà khung thép của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ sua nha gia re của chúng tôi.

 

Tham khảo thêm dịch vụ thi cong alu trang trí nội ngoại thất của chúng tôi

11. Giám sát công trình thi công ốp lát gạch:

   + Kiểm tra vật liệu gạch ốp lát đưa vào công trình đạt yêu cầu kỹ thuật về chất lượng, chủng loại, kích thước, màu sắc chưa. Lưu ý gạch nhập về nên cùng 1 mã, nên chung 1 lô, nếu khác lô phải kiểm tra kỹ màu sắc, kích thước…

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra bề mặt nền tường trước khi tiến hành ốp lát, đục loại bỏ các lớp vữa bám, bụi bẩn, dầu mỡ, vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành thi công ốp lát gạch.

   + Chú ý lựa chon vật tư phụ ốp lát phù hợp với bề mặt, vật liệu, hoàn thiện… Có thể dùng keo chuyên dụng, xi măng đen, xi măng trắng…

   + Cán bộ giám sát ốp lát gạch công trình xác định điểm chuẩn ốp lát gạch, bóp ke, búng mực, kiểm tra lại kích thước tổng thể bằng các phương để xác định các viên gạch kết thúc, các cạnh có bị rẻo nhỏ hay bị xéo ke không. Tráng tình trạng cứ bám sát máy móc vào bản vẽ. Lưu ý kích thước viên gạch đã kiểm tra khi nhận hàng nhé.

   + Triển khai bóp ke, búng mực kiểm tra độ thẳng, vuông góc các mảng tường hiện trạng trước khi ốp gạch. Không để nhà thầu, tổ đội tự triển khai ốp lát xong rồi mới vào kiểm tra.

   + Kiểm tra lại cao độ hiện trạng cho tất cả các khu vực lát gạch, lưu ý khu vực thoát nước độ dốc đã đạt yêu cầu chưa trước khi tiến hành ốp lát nhé.

   + Triển khai tưới nước tạo ẩm nền tường, tưới nước xi măng tạo lớp liên kết trước khi tiến hành ốp lát gạch.

   + Cán bộ giám sát ốp lát công trình kiểm tra việc ngâm nước tạo ẩm cho các loại gạch nhà sản xuất yêu cầu phải ngâm nước trước khi tiến hành ốp lát, để đảm bảo liên kết. ( Ví dụ các loại gạch men…)

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra bề mặt vật liệu gạch nhám, khả năng thấm nước xi măng hay thấm màu ron trong quá trình thi công thì trước khi thi công phải dùng dầu, nhớt bôi lên bề mặt, hoặc có biện pháp khác để hạng chế gạch bị thấm ố…

      Chú ý này là kinh nghiệm nhé các bạn, mình cũng đã chứng kiến qua nhiều loại gạch thấm mà vệ sinh bay luôn lớp hoàn thiện bề mặt vẫn không sạch được nên không được chủ quan vấn đề này.

   + Kiểm tra cao độ, độ phẳng trần và tính toán viên gạch ốp tiếp giáp trần không được hở, không được xéo. ( Trường hợp hay áp dụng cho ốp tường nhà vệ sinh)       

   + Cán bộ giám sát công trình lựa chọn độ dày cử ron ốp lát gạch cho phù hợp. Cử ron gạch có thể thiết kế hoặc CĐT yêu cầu độ lớn ron, còn nếu không thì cần phải xếp gạch ra kiểm tra xem mức độ đều các viên gạch để có thể chọn kích thước ron hợp lý. 

   + Tính toán trước lúc cán nền độ dày lớp keo hay hồ dầu không được dày quá sẽ dẫn đến trường hợp lâu ổn định gạch sau lát, tốn vật tư phụ và không được mỏng quá sẽ không đảm bảo độ bám dính dễ sảy ra dộp gạch. Chiều dày trung bình ~5mm.       

   + Giám sát thi công công trình chú ý bề mặt gạch sau khi ốp lát đã ổn định các viên gạch phải được vệ sinh sạch sẽ, móc hồ dầu các đường ron lên, móc các ke góc lên, nếu không móc lên phải gõ xuống sâu khỏi chiều dày viên gạch để đảm bảo ron gạch được xuyên suốt và ron đạt được độ sâu không bong tróc.

   + Chú ý triển khai ghém mốc cao độ căng nhợ khống chế cao độ lát gạch các hàng, kết hợp đặt máy laze kiểm tra trong suốt quá trình thi công.

   + Cán bộ giám sát công trình chú ý giám sát thường xuyên độ phẳng giữa các viên gạch bằng mắt thường và bằng tay sờ. Không nên để ốp lát hoành thành hết rồi đi kiểm tra sẽ rất khó khăn cho việc chỉnh sửa.

   + Chú ý bề mặt gạch sau khi ốp lát phải kiểm tra lại cao độ toàn mặt bằng, chú ý các khu vực lắp đặt quầy kệ nền ốp lát phải tuyệt đối phẳng chứ không đưa quầy kệ vào sẽ bị nghiêng ngã.

   + Kiểm tra gạch ốp tường và lát nền trùng ron nhau hay không. ( Trường hợp hay áp dụng nhà vệ sinh)

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra ron gạch ốp lát phải đều và thẳng, kiểm tra ron gạch tường giáp nền phải đều không đầu to đầu nhỏ, góc các mảng ốp gạch ron gạch đều, gạch cắt ghép 45 độ không bị bể mẻ…

   + Kểm tra gạch gạch bộp, gạch bể mẻ, gạch ốp lát không đạt yêu cầu cần phải sửa chữa tháy thế trước khi tiến hành chà ron,

   + Kiểm tra trước khi chà ron đảm bảo đường ron được móc, hút bụi sạch sẽ. Màu ron, nhà cung cấp vật tư ron có thể sẽ được thiết kế hay đại diện CĐT duyệt trước khi thi công. Tránh tình trạng chà ron xong, CĐT yêu cầu chà ron lại vì màu này không ưng ý.           

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra đường ron chà phải được miết lõm nhẹ, không được lồi lõm, lem qua gạch. ( có thể dùng dây điện miết nhẹ bề mặt đường ron hoặc bi vét mặt ron…)

12. Giám sát công trình thi công sơn bả:

   + Cán bộ giám sát công trình kiểm tra quy cách, chủng loại vật liệu đúng với thiết kế và spec vật liệu CĐT đã phê duyệt.

   + Kiểm tra Bề mặt cấu kiện phải sạch sẽ trước lúc sơn bả, loại bỏ những tạp chất bám dính, trường hợp tường tô có bám các hạt cát lúc tô chưa quét qua cần phải dùng mủ trét thép sủi.

   + Cán bộ giám sát sơn bả công trình kiểm tra bề tường, trần phải phẳng trước khi sơn bả. Nên kiểm tra cập thước kết hợp dùng máy laze để kiểm tra.          

   + Kiểm tra bề tường, trần thạch cao, vật liệu tấm ốp đầu vít phải được âm vào vật liệu tấm trước khi sơn bả.

   + Cán bộ giám sát sơn nước công trình kiểm tra đường điện, ống nối, hộp nối, ống dẫn nước đặt âm, …đặt dưới lớp hoàn thiện về vị trí, số lượng và chất lượng đạt yêu cầu mới tiến hành thi công bả sơn.

   + Phải đảm bảo bề mặt cấu kiện chuẩn bị thi công sơn bả đạt được độ khô theo quy định.

   + Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát vấn đề ATLD công nhân.

    + Giám sát công trình hướng dẫn tổ đội vị trí nào sơn, vị trí nào không sơn tránh tình trạng bả trét từa lưa các vị trí không hoàn thiện sơn bả.  

    + Theo dõi kiểm tra quá trình thi công đầy đủ các lớp bả, đảm bảo lớp bả 1 đã khô tiến hành bả lớp tiếp theo.

    + Cán bộ giám sát công trình theo dõi lớp bả phải đảm bảo khô hoàn toàn mới tiến hành xả bột, hạn chế xả bột xong không tiến hành sơn lót mà để thời gian dài nếu tiếp xúc môi trường mưa nắng sẽ không đảm bảo chất lượng lớp bả, kiểm tra lớp bả được xả phẳng.       

     + Kiểm tra giám sát tất cả khu vực tường, trần có sơn lót đầy đủ.

     + Cán bộ giám sát công trình theo dõi quá trình thi công đầy đủ các lớp sơn phủ, đảm bảo lớp sơn phủ 1 đã khô tiến hành sơn phủ lớp tiếp theo để tránh tình trạng sơn ép màu sẽ không lên màu.    

     + Theo dõi nếu có pha thêm nước vào sơn thì quản lý liều lượng nước pha theo nhà cung cấp chỉ định.

     + Cán bộ giám sát công trình giám sát bề mặt sơn đã hoàn thiện phải phẳng, không rỗ, không bám dính cặn, tạp chất, sơn đều màu, ron chỉ, cắt màu phải thẳng không lem.

Tham khảo thêm dịch vụ xây nhà trọn gói tại tphcm của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ giá thi công nhà khung thép của chúng tôi.

Tham khảo thêm dịch vụ sua nha gia re của chúng tôi.

 

Tham khảo thêm dịch vụ thi cong alu trang trí nội ngoại thất của chúng tôi

II. Phần 2: Giám sát công trình phần hoàn thiện.

II.I Nội dung giám sát công trình chính cần lưu ý:( Mình sẽ cập nhật phần 2 sau)

(Ghi chú diễn giải ngữ pháp: Giám sát công trình tiếng anh là gì? Project supervision)

 CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC XÂY DỰNG WINCONS

Văn phòng chính: 1A21/2 Trần Văn Giàu, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Văn phòng đại diện: Số 02, đường số 11, Phú Hữu, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Xưởng gia công: 1A21/2 Trần Văn Giàu, Ấp 1, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0348 111 468 – 0937 146 179
Website: https://winconsgroup.com/